Chứng khoán phái sinh

1. TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
  • Khái niệm chứng khoán phái sinh
- ​Chứng khoán phái sinh bao gồm nhiều công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở (phi tài chính như thực phẩm, kim loại, năng lượng, thời tiết, v.v hoặc tài chính như cổ phiếu, chỉ số, trái phiếu, tỷ giá hối đoái, lãi suất, v.v).
- Giá trị thực hiện của hợp đồng và thời điểm thực hiện được xác định sẵn khi Hai Bên bước vào hợp đồng. 
Khi hợp đồng kết thúc tại thời điểm đáo hạn, có 02 (hai) phương thức thanh toán giữa Hai Bên là tiền hoặc chuyển giao tài sản cơ sở tại mức giá (giá thực hiện) đã được thỏa thuận trước.
Chứng khoán phái sinh được giao dịch trên Sở giao dịch (các hợp đồng được đảm bảo chuẩn hóa theo bộ tiêu chí nhất định của Sở) & trên OTC (không có tính chuẩn hóa, linh hoạt hơn đồng thời rủi ro cao hơn).
  • Các công cụ tài chính của Chứng khoán phái sinh
Đang được giao dịch trên Sở Giao dịch HNX
   + HĐTL Chỉ số VN30
   + HĐTL Trái phiếu
Đang được giao dịch trên Sở Giao dịch HSX
   + Chứng quyền mua có bảo đảm của chứng khoán cơ sở (thuộc chỉ số VN30 hoặc HNX30) do Sở ấn định
Đang được giao dịch trên OTC
  +  Hợp đồng kỳ hạn lãi suất
  +  Hợp đồng hoán đổi
  +  Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
  +  Hợp đồng quyền chọn

  +  V.v
-  Lưu ý khi giao dịch chứng khoán phái sinh, Nhà Đầu tư phải thực hiện thanh toán toàn bộ lãi/lỗ phát sinh từ các vị thế mỗi ngày.

2. HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐANG ĐƯỢC TRIỂN KHAI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
  •   Tổng quan hợp đồng tương lai
-  Hợp đồng tương lai là sản phẩm chứng khoán phái sinh. Hợp đồng tương lai được chuẩn hóa giữa Bên mua và Bên bán về việc giao dịch một tài sản cơ sở diễn ra trong một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước.
-  Sự khác biệt giữa Chứng khoán cơ sở & Hợp đồng tương lai
Nội dung so sánh
 
Chứng khoán cơ sở Hợp đồng tương lai
1.     Số lượng phát hành/ niêm yết
Giới hạn phụ thuộc vào Tổ chức phát hành (TCPH) Không có giới hạn

2.     Bán khống
Không được quyền bán khống Được tham gia vị thế bán mà không cần có tài sản cơ sở

3.     Số tiền cần để giao dịch
Tổng giá trị chứng khoán cơ sở muốn mua Giá trị ký quỹ do CTCK ấn định

4.     Thanh toán
Ngay sau khi giao dịch Tại một thời điểm nhất định trong tương lai
  •  Hợp đồng tương lai chỉ số VN30
​-  Là một dạng của Hợp đồng tương lai với tài sản cơ sở là chỉ số VN30
-  Tại mỗi thời điểm, hợp đồng tương lai chỉ số VN30 sẽ có 4 hợp đồng tương lai với 4 “tháng” đáo hạn bao gồm tháng hiện tại, tháng kế tiếp và 2 tháng cuối 2 quý gần nhất. Ví dụ: Tại thời điểm tháng 8/2019, sẽ có 4 hợp đồng gồm: 
+  Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30-Index đáo hạn tháng 8/2019
+  Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30-Index đáo hạn tháng 9/2019 
+  Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30-Index đáo hạn tháng 12/2019 
+  Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30-Index đáo hạn tháng 3/2020 
-  Hệ số nhân đối với VN30 – Index là 100.000 VND
-  Đối tượng được cho phép giao dịch: Nhà đầu tư cá nhân và Nhà đầu tư tổ chức
-  Chi tiết sản phẩm Hợp đồng Tương lai VN-30 Index được tóm tắt như sau:

 
STT Đặc điểm HĐTL Chỉ số cổ phiếu VN30
1 Tên hợp đồng Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30
2 Mã hợp đồng Theo quy ước xác định mã giao dịch của HNX, ví dụ: VN30F1909
3 Tài sản cơ sở Chỉ số VN30
4 Quy mô hợp đồng 100.000 VND x Điểm chỉ số VN30
5 Hệ số nhân hợp đồng 100.000 VND
6 Tháng đáo hạn Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối 2 quý tiếp theo
Ví dụ: tháng hiện tại là tháng 7. Các tháng đáo hạn là tháng 7, 8, 9 và tháng 12
7 Thời gian giao dịch Mở cửa trước thị trường cơ sở 15 phút
Đóng cửa: cùng thị trường cơ sở
8 Đơn vị giao dịch 01 hợp đồng
9 Gía tham chiếu Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết
10 Biên độ giao động giá +/- 7%
11 Bước giá/ Đơn vị yết giá 0,1 điểm chỉ số
12 Giới hạn lệnh 500 HĐ/lệnh
13 Ngày niêm yết Ngày khai trương thị trường
14 Ngày giao dịch cuối cùng Ngày thứ Năm thứ ba trong tháng đáo hạn, trường hợp trùng ngày nghỉ sẽ được điều chỉnh lên ngày giao dịch liền trước đó
15 Ngày thanh toán cuối cùng Ngày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng
16 Phương thức thanh toán Thanh toán bằng tiền
17 Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùng Là giá trị trung bình số học giản đơn của chỉ số trong 30 phút cuối cùng của ngày giao dịch cuối cùng (bao gồm 15 phút khớp lệnh liên tục và 15 phút khớp lệnh định kỳ đóng cửa), sau khi loại trừ 3 giá trị chỉ số cao nhất và 3 giá trị chỉ số thấp nhất của phiên khớp lệnh liên tục
  • Hợp đồng tương lai Trái phiếu chính phủ
-  Là một dạng của Hợp đồng tương lai với tài sản cơ sở là một trái phiếu giả định, có các đặc điểm tương tự một trái phiếu Chính phủ về mệnh giá, lãi suất danh nghĩa và kỳ hạn được xác định căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường Trái phiếu Chính phủ giao ngay.
-  Mỗi hợp đồng tương lai Trái phiếu chính phủ sẽ có 3 “tháng” đáo hạn theo chu kỳ quý là các tháng 3, 6, 9, 12 (ba, sáu, chín, mười hai). Tại một thời điểm, Sơ Giao dịch chứng khoán niêm yết Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ có các tháng đáo hạn là 3 (ba) tháng theo chu kỳ quý gần nhất. Ví dụ: Vào thời điểm tháng 2 (hai), SGDCK niêm yết Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ đáo hạn vào các tháng 3, 6, 9 (ba, sáu chín).
-  Hệ số nhân là 10.000 VND
-  Quy mô hợp đồng là 1.000.000.000 VND
-  Đối tượng được cho phép giao dịch: Nhà đầu tư chuyên nghiệp và Nhà đầu tư tổ chức
-  Lưu ý: Việc thanh toán được thực hiện bằng cách chuyển đổi các Trái phiếu giả định sang các Trái phiếu thực thông qua hệ số chuyển đổi tính cho ngày thanh toán cuối cùng.
-  Chi tiết sản phẩm Hợp đồng Tương lai Trái phiếu Chính phủ được tóm tắt như sau:

 
STT Đặc điểm HĐTL Trái phiếu Chính phủ
1 Tên hợp đồng Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ
2 Mã hợp đồng Theo quy ước xác định mã giao dịch của HNX
3 Tài sản cơ sở Trái phiếu giả định
4 Quy mô hợp đồng 1.000.000.000 VND
5 Hệ số nhân hợp đồng 10.000
6 Tháng đáo hạn 3 tháng đáo hạn theo chu kỳ quý gần nhất với các tháng theo chu kỳ quý là các tháng 3,6,9 và 12
7 Thời gian giao dịch Mở cửa trước thị trường cơ sở 15 phút
Đóng cửa: cùng thị trường cơ sở
8 Đơn vị giao dịch Tối thiểu 01 hợp đồng
9 Giá tham chiếu Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước
10 Biên độ giao động giá +/- 3%
11 Ngày niêm yết Ngày khai trương thị trường
12 Ngày giao dịch cuối cùng Ngày 15 trong tháng đáo hạn hoặc ngày liền trước nếu ngày 15 là ngày nghỉ
13 Ngày thanh toán cuối cùng Ngày làm việc thứ 3 (ba) sau ngày giao dịch cuối cùng
14 Phương thức thanh toán Chuyển giao vật chất. Người bán lựa chọn và quyết định chuyển giao trái phiếu trong rổ trái phiếu giao hàng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán Trái phiếu cho người mua.
 
 3. CÁC BƯỚC GIAO DỊCH PHÁI SINH TẠI KBSV
Bước 1: Mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tại KBSV
  • Khách hàng vui lòng thực hiện mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh (GDCKPS) tại các điểm giao dịch của KBSV hoặc liên hệ Tổng đài (+84) 24 7303 5333/ (+84) 28 7303 5333, hoặc gọi điện cho Nhân viên quản lý tài khoản (nếu có) để được hướng dẫn.
  • Lưu ý: Để mở tài khoản GDCKPS, khách hàng cần mở tài khoản cơ sở tại KBSV. Trường hợp Khách hàng chưa có tài khoản cơ sở tại KBSV, Khách hàng vui lòng đăng ký mở tài khoản online tại đây hoặc đến các điểm giao dịch của KBSV
Bước 2: Nộp tiền ký quỹ vào tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tại KBSV
  • Để có thể đặt lệnh giao dịch trên tài khoản GDCKPS, Khách hàng cần nộp tiền vào tài khoản GDCKPS tại KBSV theo 2 phương thức:
1.    Nộp tiền/chuyển khoản vào tài khoản GDCKPS

Khách hàng thực hiện nộp tiền/chuyển khoản tại các Ngân hàng dưới đây:
  •  Tại Ngân hàng: BIDV- Hà Thành
Tài khoản thụ hưởng:  12210000660068
Tên người thụ hưởng: Công ty CPCK KB Việt Nam
Nội dung: “Nộp tiền vào tài khoản GDCKPS số [091Cxxxxxxx] [Tên chủ tài khoản]”
 
2.    Chuyển tiền từ tài khoản chứng khoán cơ sở sang tài khoản GDCKPS
 
Khách hàng có thể thực hiện một trong ba cách sau:
  •   Khách hàng thực hiện tại các quầy giao dịch của KBSV.
  •   Khách hàng gọi điện đến tổng đài của KBSV: (+84) 24 7303 5333 hoặc (+84) 28 7303 5333 và thực hiện theo      hướng dẫn
  •   Khách hàng thưc hiện chuyển tiền qua kênh KB Trade, KB Mobile
Chi tiết hướng dẫn giao dịch tiền tại đây

Bước 3: Nộp tiền ký quỹ lên Trung tâm lưu ký (VSD)
 
Sau khi nộp tiền vào tài khoản phái sinh tại KBSV, Khách hàng cần nộp tiền ký quỹ lên Trung tâm Lưu ký (VSD) bằng một trong ba cách sau:
  •   Khách hàng thực hiện tại các quầy giao dịch của KBSV.
  •   Khách hàng gọi điện đến tổng đài của KBSV: (+84) 24 7303 5333 và thực hiện theo hướng dẫn
  •   Khách hàng thực hiện chuyển tiền qua kênh KB Trade, KB Mobile
Chi tiết hướng dẫn giao dịch tiền tại đây

Bước 4: Giao dịch phái sinh tại KBSV

Khách hàng có thể đặt lệnh mua bán qua các kênh giao dịch của KBSV như sau:

1.    Giao dịch trực tuyến qua KB-TradeDS
2.    Giao dịch trực tuyến qua KB-MobileDS
  •    Khách hàng vui lòng tải ứng KB – MobileDS trên điện thoại
o    Dành cho Android: tải ứng dụng KB – MobileDS trên Google Play
o    Dành cho iOS: tải ứng dụng KB – MobileDS trên Apple Store
  •   Tải hướng dẫn sử dụng KB-MobileDS tại đây
3.    Giao dịch tại các điểm giao dịch của KBSV

Khách hàng vui lòng đến các điểm giao dịch của KBSV để thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh.
  • Sở Giao dịch: tầng 16, Tháp 02, Tòa nhà Capital Place, số 29 Liễu Giai, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
  • Sở Giao dịch 1: tầng 17, Tháp 02, Tòa nhà Capital Place, số 29 Liễu Giai, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
  • Chi nhánh Hà Nội: tầng 1, Tòa nhà Văn phòng, 5 Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội 
  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: tầng 2, Tòa nhà TNR, 180-192 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Hồ Chí Minh 
  • Chi nhánh Sài Gòn:  tầng 1, Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1, Hồ Chí Minh  
 
Bước 5: KBSV hạch toán lãi/lỗ hàng ngày
  • Hàng ngày, Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) và KBSV sẽ tính toán và thanh toán lãi/lỗ trên tài khoản giao dịch CKPS của Khách hàng.
  • Trường hợp tài khoản có lãi vị thế, KBSV thực hiện hạch toán tiền lãi trên tài khoản giao dịch phái sinh của Khách hàng.
  • Trường hợp tài khoản có lỗ vị thế, Khách hàng cần nộp tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ của khách hàng tại VSD để đảm bảo tỷ lệ giao dịch theo quy định của cơ quan quản lý.
Bước 6: Khách hàng rút tiền từ Tài khoản GDCKPS
 
Khách hàng thực hiện rút tiền theo thứ tự từ Tài khoản ký quỹ tại VSD à Tài khoản GDCKPS tại KBSV à Tài khoản Chứng khoán cơ sở à Tiền mặt/Tài khoản ngân hàng của Khách hàng
Chi tiết hướng dẫn giao dịch tiền tại đây

Lưu ý: Khách hàng chỉ có thể rút tiền ký quỹ từ VSD khi số dư ký quỹ tài khoản phái sinh đảm bảo các tỷ lệ quy định về dịch vụ của KBSV và VSD.