-
Thị trường tín dụng tiêu dùng giải quyết vấn đề tín dụng đen tại các địa phương vẫn còn nhiều dư địa phát triển khi mới chỉ chiếm 2.4% GDP và 1.8% tổng dư nợ, khá thấp so với các quốc gia phát triển. Ngoài ra tổng tín dụng tiêu dùng cũng mới đạt khoảng 26% GDP, cũng thấp hơn khá nhiều các thị trường đã và đang phát triển khác. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại sau giai đoạn thâm nhập tăng trưởng mạnh ban đầu. Mặc dù mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng quyết liệt, chúng tôi cho rằng FE Credit vẫn sẽ duy trì vị thế số 1 của mình nhờ lợi thế quy mô, cơ sở dữ liệu lớn và khả năng triển khai đã được chuẩn hóa.
-
Hoạt động kinh doanh tại ngân hàng mẹ sẽ được đẩy mạnh hơn trong điều kiện tăng trưởng tín dụng tại FE Credit dần bị kiểm soát. Phân khúc chiến lược vẫn là bán lẻ, tập trung vào cho vay tiêu dùng có đảm bảo và nhóm doanh nghiệp SMEs, nhưng với khẩu vị rủi ro cao hơn mức thông thường. Ngoài ra, VPB cũng thuộc số ít các ngân hàng năng động hàng đầu hiện nay trong việc triển khai ngân hàng số với nhiều sản phẩm giúp tạo nhiều giá trị gia tăng hơn cho khách hàng như VPDream, YOlO, sản phẩm cho khách hàng ưu tiên cũng như việc ứng dụng các quy chuẩn số hóa vào hoạt động thanh toán, tài trợ thương mại.
-
Dù tiềm năng còn tương đối lớn, VPB đang và sẽ tiếp tục chịu áp lực từ chi phí trích lập cao sau giai đoạn tăng trưởng mạnh với các điều kiện cho vay có phần chưa chặt chẽ. Với tỷ trọng tài sản có vấn đề trên dư nợ còn khá cao (12.4% cuối Q1/2019), chúng tôi cho rằng sẽ mất từ 1 – 2 năm để ngân hàng có thể giải quyết triệt để lượng tài sản này, qua đó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh cũng như cơ sở vốn. Do đó, trong ngắn hạn, chúng tôi đưa ra khuyến nghị Nắm giữ đối với cổ phiếu VPB. Kết quả khuyển nghị có thể được thay đổi nếu chúng tôi nhận thấy những biến chuyển tích cực về vấn đề tài sản của ngân hàng.
Thông tin chi tiết Quý nhà đầu tư vui lòng đọc báo cáo đính kèm tại đây