Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Báo cáo lần đầu

06/06/2019 09:16:00 AM - 4.453 lượt xem
  • Thị trường tín dụng tiêu dùng giải quyết vấn đề tín dụng đen tại các địa phương vẫn còn nhiều dư địa phát triển khi mới chỉ chiếm 2.4% GDP và 1.8% tổng dư nợ, khá thấp so với các quốc gia phát triển. Ngoài ra tổng tín dụng tiêu dùng cũng mới đạt khoảng 26% GDP, cũng thấp hơn khá nhiều các thị trường đã và đang phát triển khác. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại sau giai đoạn thâm nhập tăng trưởng mạnh ban đầu. Mặc dù mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng quyết liệt, chúng tôi cho rằng FE Credit vẫn sẽ duy trì vị thế số 1 của mình nhờ lợi thế quy mô, cơ sở dữ liệu lớn và khả năng triển khai đã được chuẩn hóa.
  • Hoạt động kinh doanh tại ngân hàng mẹ sẽ được đẩy mạnh hơn trong điều kiện tăng trưởng tín dụng tại FE Credit dần bị kiểm soát. Phân khúc chiến lược vẫn là bán lẻ, tập trung vào cho vay tiêu dùng có đảm bảo và nhóm doanh nghiệp SMEs, nhưng với khẩu vị rủi ro cao hơn mức thông thường. Ngoài ra, VPB cũng thuộc số ít các ngân hàng năng động hàng đầu hiện nay trong việc triển khai ngân hàng số với nhiều sản phẩm giúp tạo nhiều giá trị gia tăng hơn cho khách hàng như VPDream, YOlO, sản phẩm cho khách hàng ưu tiên cũng như việc ứng dụng các quy chuẩn số hóa vào hoạt động thanh toán, tài trợ thương mại.
  • Dù tiềm năng còn tương đối lớn, VPB đang và sẽ tiếp tục chịu áp lực từ chi phí trích lập cao sau giai đoạn tăng trưởng mạnh với các điều kiện cho vay có phần chưa chặt chẽ. Với tỷ trọng tài sản có vấn đề trên dư nợ còn khá cao (12.4% cuối Q1/2019), chúng tôi cho rằng sẽ mất từ 1 – 2 năm để ngân hàng có thể giải quyết triệt để lượng tài sản này, qua đó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh cũng như cơ sở vốn. Do đó, trong ngắn hạn, chúng tôi đưa ra khuyến nghị Nắm giữ đối với cổ phiếu VPB. Kết quả khuyển nghị có thể được thay đổi nếu chúng tôi nhận thấy những biến chuyển tích cực về vấn đề tài sản của ngân hàng.


 


Thông tin chi tiết Quý nhà đầu tư vui lòng đọc báo cáo đính kèm tại đây
Tải báo cáo
Tin liên quan

Ngân hàng TMCP Vietcombank - Đánh giá nhanh KQKD Q1/2020

24/04/2020 02:58:00 PM 3.336 lượt xem
Lợi nhuận Quý 1 giảm nhẹ vì tăng trưởng tín dụng chậm lại và tăng chi phí dự phòng
Tải về

CTCP Thế giới Số - Đánh giá nhanh KQKD Q1/2020

24/04/2020 01:22:00 PM 3.376 lượt xem
KQKD quý 1 cao nhất trong lịch sử của DGW được dẫn dắt bởi doanh thu máy tính xách tay và điện thoại
Tải về

CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT - Đánh giá nhanh KQKD Q1/2020

24/04/2020 09:43:00 AM 3.360 lượt xem
KQKD Q1/2020 giảm mạnh do doanh thu chuỗi điện thoại giảm
Tải về

CTCP Dịch Vụ Hàng Hóa Sài Gòn - Đánh giá nhanh KQKD Q1/2020

22/04/2020 11:04:00 AM 3.054 lượt xem
Sản lượng hàng hóa duy trì tăng trưởng trong mùa dịch
Tải về

Lọc Hóa Dầu Bình Sơn - Đánh giá nhanh BSR KQKD Q1/2020

21/04/2020 06:45:00 PM 3.668 lượt xem
Q1 ghi nhận lỗ vì COVID-19
Tải về

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận - Đánh giá nhanh KQKD Q1/2020

21/04/2020 04:53:00 PM 2.923 lượt xem
Đóng cửa nhiều cửa hàng gây áp lực lên KQKD Q1/2020.
Tải về

CTCP Nam Việt - Đánh giá nhanh KQKD Q1/2020

21/04/2020 04:25:00 PM 2.928 lượt xem
Lợi nhuận hợp nhất Quý 1 giảm 78% so với cùng kỳ.
Tải về

CTCP Tập đoàn Đất Xanh - Đánh giá nhanh KQKD Quý 1/2020

21/04/2020 03:56:00 PM 3.048 lượt xem
Lợi nhuận quý 1/2020 sụt giảm 78% so với cùng kỳ.
Tải về

Tổng công ty Khí Việt Nam - Đánh giá nhanh GAS KQKD Q1/2020

21/04/2020 01:23:00 PM 3.470 lượt xem
Lợi nhuận Q1 giảm vì giá HSFO và sản lượng khí thấp
Tải về

CTCP Vĩnh Hoàn - Đánh giá nhanh KQKD Q1/2020

20/04/2020 03:26:00 PM 2.970 lượt xem
Lợi nhuận ròng quý 1/2020 giảm 51% YoY, đạt 152 tỷ đồng do xuất khẩu sang Trung Quốc suy giảm 68% YoY do đại dịch COVID-19. Lợi nhuận 2020 kỳ vọng giảm 10% so với 2019 dù trong kịch bản lạc quan.
Tải về