Hướng dẫn giao dịch chứng khoán phái sinh

Ngày giao dịch
Thứ Hai đến Thứ Sáu (trừ ngày lễ)
Ngày lễ:
  • Tết Dương lịch
  • Tết Nguyên đán
  • Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (mồng 10 tháng 3 âm lịch)
  • Ngày Giải phóng Miền Nam 30 tháng 4
  • Quốc tế lao động mồng 1 tháng 5
  • Quốc Khánh mồng 2 tháng 9
 
Phiên Thời gian Phiên giao dịch
Phiên sáng 08:45 – 09:00 Khớp lệnh định kỳ mở cửa
09:00 – 11:30 Khớp lệnh liên tục
08:45 - 11:30 Giao dịch thỏa thuận
Phiên chiều 13:00 – 14:30 Khớp lệnh liên tục
14:30 – 14:45 Khớp lệnh định kỳ đóng cửa
13:00 - 14:45 Giao dịch thỏa thuận

Quy định giao dịch phái sinh chỉ số VN30
Biên độ giao động giá ±7%
Giá tham chiếu Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền kề trước hoặc giá lý thuyết trong ngày giao dịch đầu tiên.
Giới hạn lệnh 500 hợp đồng
Giới hạn vị thế Cá nhân 5,000 Hợp đồng, Tổ chức 10,000 Hợp đồng
Phương thức giao dịch Khớp lệnh và thỏa thuận
Đơn vị giao dịch 1 hợp đồng
Khối lượng giao dịch tối thiểu 1 hợp đồng
Loại lệnh áp dụng ATO, LO, MTL, MOK, MAK, ATC, lệnh điều kiện.
Sửa, hủy lệnh Chỉ có hiệu lực với lệnh chưa thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa thực hiện.
 Không được sửa, hủy lệnh trong phiên khớp lệnh định kỳ
Giao dịch thỏa thuận đã được xác lập trên hệ thống giao dịch (có sự tham gia của hai bên giao dịch) không được phép sửa hoặc hủy bỏ

(*) Ghi chú
ATO/ ATC: Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa/ đóng cửa, không ghi mức giá cụ thể, ghi ATO/ ATC; được ưu tiên trước lệnh LO khi so khớp lệnh và tự động hủy nếu không khớp.

LO - Lệnh giới hạn: Là lệnh mua hoặc lệnh bán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn, ghi mức giá cụ thể; có hiệu lực cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.

Lệnh thị trường: Là lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường, được sử dụng trong phiên khớp lệnh liên tục và sẽ bị hủy bỏ ngay sau nhập nếu không có LO đối ứng. Các loại lệnh thị trường:

MTL - Lệnh thị trường giới hạn: Là lệnh thị trường được nhập vào nếu không được khớp hết sẽ chuyển phần còn lại thành LO.
MOK - Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy: Là lệnh thị trường được nhập vào nếu không được khớp hết sẽ hủy toàn bộ lệnh.
MAK - Lệnh thị trường khớp và hủy: Là lệnh thị trường được nhập vào nếu không được khớp hết sẽ hủy phần còn lại của lệnh.

Lệnh điều kiện:Chi tiết trong file đính kèm

Quy định về tài khoản giao dịch phái sinh
THAM SỐ CÁC MỨC QUY ĐỊNH GHI CHÚ
Tỷ lệ ký quỹ ban đầu 18%  
Tỷ lệ giao dịch tối đa trên tổng giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ
(Tỷ lệ an toàn)
80%  
Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ duy trì
(Tỷ lệ cảnh báo)
80 – 90 %  
Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ xử lý
(Tỷ lệ xử lý)
95% Khi tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ thực tế ≥ Tỷ lệ xử lý,
KBSV sẽ tự động điều chuyển tiền từ tài khoản của Khách
hàng tại KBSV lên VSD hoặc ngược lại để bổ sung ký quỹ
và/hoặc thực hiện đóng vị thế bắt buộc để đưa tỷ lệ sử
dụng tài sản ký quỹ của tài khoản về Tỷ lệ an toàn.

  • Tỷ lệ Ký quỹ ban đầu (IM)
Là tỷ lệ ký quỹ bắt buộc trước khi thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh được Công ty thông báo/quy định vào từng thời điểm.
  • Giá trị Ký quỹ ban đầu (RMA): Là giá trị ký quỹ tối thiểu khách hàng phải nộp, được tính theo công thức sau:
​                 RMA= IM x số hợp đồng x giá giao dịch x hệ số nhân hợp đồng
 
- Trong phiên giao dịch: Giá giao dịch sẽ là giá khớp tại thời điểm hiện tại;
- Cuối ngày giao dịch: Giá giao dịch sẽ là giá thanh toán cuối ngày.
  • Tỷ lệ ký quỹ thực tế (Rtt)                       
                                         
 
 
Quy chế niêm yết và giao dịch
1. Nguyên tắc chung về niêm yết hợp đồng tương lai
  • Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành Mu hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu và Mu hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP và khoản 3 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Thông tư số 58/2021/TT-BTC.
  • Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cấp mã giao dịch cho hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP.
  • Khi một hợp đồng tương lai đáo hạn, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cấp mã giao dịch và niêm yết hợp đồng tương lai có thời gian đáo hạn mới vào ngày giao dịch kế tiếp ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng tương lai đáo hạn.
2. Nội dung mẫu hợp đồng tương lai
  • Nội dung mẫu hợp đồng tương lai do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 14 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP; khoản 3 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Thông tư số 58/2021/TT-BTC, bao gồm các điều khoản sau:
    • Tên hợp đồng tương lai.
    • Mã giao dịch.
    • Tài sản cơ sở.
    • Quy mô hợp đồng tương lai.
    • Hệ số nhân hợp đồng tương lai.
    • Ngày niêm yết.
    • Phương thức giao dịch.
    • Tháng đáo hạn.
    • Thời gian giao dịch.
    • Bước giá.
    • Đơn vị yết giá.
    • Giá tham chiếu.
    • Biên độ dao động giá.
    • Giới hạn lệnh.
    • Giới hạn vị thế (theo Quy chế nghiệp vụ của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam).
    • Ngày giao dịch cuối cùng.
    • Ngày thanh toán cuối cùng.
    • Phương thức thanh toán.
    • Phương thức xác định giá thanh toán cuối ngày (theo Quy chế nghiệp vụ của Tng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam).
    • Phương thức xác định giá thanh toán cuối cùng (theo Quy chế nghiệp vụ của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam).
    • Mức ký quỹ (theo Quy chế nghiệp vụ của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam).
    • Tiêu chuẩn trái phiếu chuyển giao (đối với Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ).
    • Các điều khoản khác.
  • Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều khoản trong mẫu hợp đồng tương lai do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam thực hiện sau khi thng nht với Tng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam và có ý kiến chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Mã giao dịch
  • Cấu trúc mã giao dịch của hợp đồng tương lai bao gồm 03 nhóm ký tự thể hiện các nội dung sau:
    • Tài sản cơ sở.
    • Loại hợp đồng tương lai (F-hợp đồng tương lai).
    • Thời gian đáo hạn.
  • Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thực hiện cấp mã giao dịch của hợp đồng tương lai theo quy định tại mẫu hợp đồng tương lai.
4. Tài sản cơ sở
  • Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai quy định tại khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 Thông tư số 58/2021/TT-BTC.
5. Tháng đáo hạn
  • Tháng đáo hạn được quy định tại Mu hợp đồng tương lai.
  • Việc điều chỉnh tháng đáo hạn thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế niêm yết và giao dịch HĐTL theo Quyết định Số 20/QĐ-HĐTL của SGDCK Việt Nam.
6. Quy mô hợp đồng và hệ số nhân hợp đồng tương lai
  • Quy mô hợp đồng của hợp đồng tương lai được xác định như sau:
    • Đối với hợp đồng tương lai chỉ số, quy mô hợp đồng tương lai chỉ số = (điểm chỉ s) x (hệ số nhân hợp đồng).
    •  Đối với hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, quy mô hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ = (mệnh giá trái phiếu Chính phủ cơ sở) x (hệ số nhân hợp đồng).
  • Việc thay đổi điều khoản về quy mô hợp đồng tương lai và hệ số nhân hợp đng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế niêm yết và giao dịch HĐTL theo Quyết định Số 20/QĐ-HĐTL của SGDCK Việt Nam.
7. Hủy niêm yết
  • Việc hủy niêm yết đối với hợp đồng tương lai thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 15 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP.
*Quy chế niêm yết và giao dịch HĐTL theo Quyết định số 20/QĐ-HĐTV của SGDCK Việt Nam ban hành ngày 20 tháng 05 năm 2022. Chi tiết xem tại đây
Mẫu Hợp đồng tương lai
   1. Mẫu hợp đồng tương lai chỉ số VN30
 
STT Đặc điểm HĐTL Chỉ số cổ phiếu VN30
1 Tên hợp đồng Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30
2 Mã giao dịch Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội thực hiện cấp mã giao dịch hợp đồng tương lai đảm bảo cấu trúc mã giao dịch theo quy định của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam
3 Tài sản cơ sở Chỉ số VN30
4 Quy mô hợp đồng 100.000 VND x Điểm chỉ số VN30
5 Hệ số nhân hợp đồng 100.000 VND
6 Ngày niêm yết 10/8/2017
7 Phương thức giao dịch Phương thức khớp lệnh và Phương thức thỏa thuận
8 Tháng đáo hạn Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối 2 quý tiếp theo
Ví dụ: tháng hiện tại là tháng 7. Các tháng đáo hạn là tháng 7, 8, 9 và tháng 12
9 Thời gian giao dịch Mở cửa trước thị trường cơ sở 15 phút
Đóng cửa: cùng thị trường cơ sở
10 Bước giá/ Đơn vị yết giá 0,1 điểm chỉ số
11 Đơn vị giao dịch 01 hợp đồng
12 Giá tham chiếu Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết
13 Biên độ dao động giá +/- 7%
14 Giới hạn lệnh 500 HĐ/lệnh
15 Giới hạn vị thế Theo quy định của trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
16 Ngày giao dịch cuối cùng Ngày thứ Năm thứ ba trong tháng đáo hạn, trường hợp trùng ngày nghỉ sẽ được điều chỉnh lên ngày giao dịch liền trước đó
17 Ngày thanh toán cuối cùng Ngày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng
18 Phương thức thanh toán Thanh toán bằng tiền
19 Phương pháp xác định giá thanh toán cuối ngày Thanh toán bằng tiền
20 Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùng Là giá trị trung bình số học giản đơn của chỉ số trong 30 phút cuối cùng của ngày giao dịch cuối cùng (bao gồm 15 phút khớp lệnh liên tục và 15 phút khớp lệnh định kỳ đóng cửa), sau khi loại trừ 3 giá trị chỉ số cao nhất và 3 giá trị chỉ số thấp nhất của phiên khớp lệnh liên tục
21 Mức ký quỹ Theo quy định của trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
22 Giá dịch vụ Thu tiền cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Tài Chính

     2. Mẫu hợp đồng tương lai Trái phiếu chính phủ

  • Mẫu hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính Phủ kỳ hạn 5 năm 
STT Đặc điểm HĐTL Trái phiếu Chính phủ 5 năm
1 Tên hợp đồng Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm 
2 Mã giao dịch Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội thực hiện cấp mã giao dịch hợp đồng tương lai đảm bảo cấu trúc mã giao dịch theo quy định của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam
3 Tài sản cơ sở Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm mệnh giá 100.000 đồng, lãi suất danh nghĩa 5,0%/năm, trả lãi định kỳ cuối kỳ 12 tháng/lần, trả gốc 1 lần khi đáo hạn 
4 Quy mô hợp đồng 1.000.000.000 VND
5 Hệ số nhân hợp đồng 10.000
6 Ngày niêm yết 04/07/2019
7 Phương thức giao dịch Phương thức khớp lệnh và Phương thức thỏa thuận
8 Tháng đáo hạn 3 tháng cuối 3 quý gần nhất
9 Thời gian giao dịch Mở cửa trước thị trường cơ sở 15 phút
Đóng cửa: cùng thị trường cơ sở
10 Bước giá/Đơn vị yết giá 1 đồng
11 Đơn vị giao dịch Tối thiểu 01 hợp đồng
12 Giá tham chiếu Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết (trong ngày giao dịch đầu tiên)
13 Biên độ dao động giá +/- 3% so với giá tham chiếu
14 Giới hạn lệnh 500 hợp đồng/ lệnh
15 Giới hạn vị thế Theo quy định của trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
16 Ngày giao dịch cuối cùng Ngày 15 trong tháng đáo hạn hoặc ngày liền trước nếu ngày 15 là ngày nghỉ
17 Ngày thanh toán cuối cùng Ngày làm việc thứ 3 (ba) sau ngày giao dịch cuối cùng
18 Phương thức thanh toán Chuyển giao tài sản cơ sở.
19 Phương pháp xác định giá thanh toán cuối ngày Theo quy định của trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
20 Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùng Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch cuối cùng
21 Tiêu chuẩn trái phiếu giao hàng Trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà Bạc nhà nước phát hành, có kỳ hạn còn lại từ 3 năm đến 7 năm tính đến ngày thanh toán cuối cùng, có giá trị niêm yết tối thiểu 2.000 tỷ đồng. Hệ số chuyển đổi được tính theo lãi suất danh nghĩa 5,0%/năm.
22 Mức ký quỹ Theo quy định của trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam

  • Mẫu hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính Phủ kỳ hạn 10 năm 
STT Đặc điểm HĐTL Trái phiếu Chính phủ 10 năm
1 Tên hợp đồng Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm 
2 Mã hợp đồng Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội thực hiện cấp mã giao dịch hợp đồng tương lai đảm bảo cấu trúc mã giao dịch theo quy định của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam
3 Tài sản cơ sở Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm mệnh giá 100.000 đồng, lãi suất danh nghĩa 5,0%/năm, trả lãi định kỳ cuối kỳ 12 tháng/lần, trả gốc 1 lần khi đáo hạn 
4 Quy mô hợp đồng 1.000.000.000 VND
5 Hệ số nhân hợp đồng 10.000
6 Ngày niêm yết 28/06/2021
7 Phương thức giao dịch  Phương thức khớp lệnh và Phương thức thỏa thuận
8 Tháng đáo hạn 3 tháng cuối 3 quý gần nhất
9 Thời gian giao dịch Mở cửa trước thị trường cơ sở 15 phút
Đóng cửa: cùng thị trường cơ sở
10 Bước giá/Đơn vị yết giá 1 đồng
11 Đơn vị giao dịch Tối thiểu 01 hợp đồng
12 Giá tham chiếu Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết (trong ngày giao dịch đầu tiên)
13 Biên độ giao động giá +/- 3% so với giá tham chiếu
14 Giới hạn lệnh 500 hợp đồng/ lệnh
15 Giới hạn vị thế Theo quy định của trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
16 Ngày giao dịch cuối cùng Ngày 25 trong tháng đáo hạn hoặc ngày liền trước nếu ngày 25 là ngày nghỉ
17 Ngày thanh toán cuối cùng Ngày làm việc thứ 3 (ba) sau ngày giao dịch cuối cùng
18 Phương thức thanh toán Chuyển giao tài sản cơ sở.
19 Phương pháp xác định giá thanh toán cuối ngày Theo quy định của trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
20 Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùng Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch cuối cùng
21 Tiêu chuẩn trái phiếu giao hàng Trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà Bạc nhà nước phát hành trả lãi định kỳ cuối kỳ 12 tháng/lần ,và có các kỳ trả lãi bằng nhau, trả gốc 1 lần khi đáo hạn, có kỳ hạn còn lại từ 8 năm đến 11 năm tính đến ngày thanh toán cuối cùng, có giá trị niêm yết tối thiểu 2.000 tỷ đồng. Hệ số chuyển đổi được tính theo lãi suất danh nghĩa 5,0%/năm.
22 Mức ký quỹ Theo quy định của trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam

Hướng dẫn giao dịch hợp đồng tương lai
1. Ngày giao dịch đầu tiên
  • Ngày giao dịch đầu tiên của hợp đồng tương lai niêm yết lần đầu là ngày đầu tiên hợp đồng tương lai được giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
  • Ngày giao dịch đầu tiên của các hợp đồng tương lai niêm yết kế tiếp trên cùng tài sản cơ sở được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy chế niêm yết và giao dịch HĐTL theo Quyết định Số 20/QĐ-HĐTL của SGDCK Việt Nam..
2. Ngày thanh toán cuối cùng
  • Ngày thanh toán cuối cùng được quy định tại mẫu hợp đồng tương lai.
3. Thời gian giao dịch và kết cấu phiên giao dịch
  • Hợp đồng tương lai được giao dịch từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định trong Bộ Luật lao động. Căn cứ vào mỗi loại hợp đồng tương lai, các phiên giao dịch trong ngày có thể bao gồm:
    • Phiên khp lệnh định kỳ mở cửa.
    • Phiên khớp lệnh liên tục.
    • Phiên khp lệnh định kỳ đóng cửa.
  • Thời gian giao dịch cụ thể do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quy định cụ thể sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
  • Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội công bố thông tin về thời gian giao dịch cụ thể theo thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và tổ chức thực hiện.
4. Biên độ dao động giá
  • Biên độ dao động giá được quy định tại mẫu hợp đồng tương lai.
  • Việc thay đổi biên độ dao động giá, bao gồm các trường hợp áp dụng cho thay đổi biên dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên, biên độ dao động giá trong ngày giao dịch cuối cùng, biên độ dao động giá đối với hợp đồng tương lai đáo hạn tháng gần nhất thực hiện theo khoản 2 Điều 5 Quy chế niêm yết và giao dịch HĐTL theo Quyết định Số 20/QĐ-HĐTL của SGDCK Việt Nam.
5. Giới hạn dao động giá
  • Giới hạn dao động giá đối với hợp đồng tương lai được xác định như sau:
    • Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá).
    • Giá sàn = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá).
  • Trường hợp sau khi tính toán, giá trần và giá sàn bằng giá tham chiếu, giới hạn dao động giá được xác định lại như sau:
    • Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + 01 đơn vị yết giá.
    • Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu - 01 đơn vị yết giá.
  • Trường hợp giá tham chiếu bằng 01 đơn vị yết giá, giới hạn dao động giá được xác định lại như sau:
    • Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + 01 đơn vị yết giá.
    • Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu.
6. Giới hạn lệnh
  • Giới hạn lệnh được được quy định tại Mu hợp đồng tương lai.
  • Việc điều chỉnh giới hạn lệnh thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế niêm yết và giao dịch HĐTL theo Quyết định Số 20/QĐ-HĐTL của SGDCK Việt Nam.
7. Giới hạn vị thế
  • Giới hạn vị thế được được quy định tại mẫu hợp đồng tương lai.
  • Việc điều chỉnh giới hạn vị thế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế niêm yết và giao dịch HĐTL theo Quyết định Số 20/QĐ-HĐTL của SGDCK Việt Nam.
8. Phương thức giao dịch
  • Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tổ chức giao dịch cho các loại hợp đồng tương lai niêm yết theo các phương thức giao dịch sau:
    • Phương thức khp lệnh bao gồm khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục.
      • Phương thức khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khp các lệnh mua và lệnh bán hợp đồng tương lai tại một thời điểm xác định.
      • Phương thức khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán hợp đồng tương lai ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.
    • Phương thức thoả thuận là phương thức giao dịch trong đó các điều kiện giao dịch được các bên tham gia thoả thuận với nhau và xác nhận thông qua hệ thống giao dịch.
  • Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam có thể thay đổi phương thức giao dịch đối với từng loại hợp đồng tương lai sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận và thông báo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thực hiện.
9. Nguyên tắc khớp lệnh
Hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán hợp đồng tương lai theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên về giá và thời gian, cụ thể như sau:
  • Ưu tiên về giá:
    • Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
    • Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
  • Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
9. Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh
  • Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh định kỳ:
    • Giá khớp lệnh định kỳ là mức giá giao dịch mà tại đó khối lượng giao dịch đạt lớn nhất và tất cả các lệnh mua có mức giá cao hơn, lệnh bán có mức giá thấp hơn giá được chọn phải được thực hiện hết.
    • Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm a khoản này, mức giá được lựa chọn thực hiện là mức giá tại đó các lệnh của một bên phải được thực hiện hết, các lệnh của bên đối ứng phải được thực hiện hết hoặc một phần.
    • Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm b khoản này, mức giá được chọn là mức giá trùng hoặc gần với mức giá giao dịch gần nhất theo phương thức khớp lệnh.
    • Trường hợp không có mức giá nào thỏa mãn điểm b khoản này, mức giá được chọn là mức giá thỏa mãn điểm a khoản này và trùng hoặc gần với giá giao dịch gần nhất theo phương thức khớp lệnh.
  • Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục: giá giao dịch là giá của lệnh đối ứng đang chờ trên sổ lệnh.
10. Lệnh giao dịch
  • Lệnh giới hạn (LO)
    • Lệnh LO là lệnh mua hoặc bán hợp đồng tương lai tại một mức giá xác định hoặc tt hơn. Mức giá tt hơn là mức giá cao hơn mức giá xác định đối với lệnh bán và mức giá thấp hơn mức giá xác định đối với lệnh mua.
    • Lệnh LO được nhập vào hệ thống giao dịch theo nguyên tắc sau:
      • Lệnh LO được phép nhập vào hệ thống giao dịch trong đợt khớp lệnh liên tục và đợt khớp lệnh định kỳ.
      • Lệnh LO có hiệu lực kể từ khi nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
  • Lệnh thị trường
    • Lệnh thị trường là lệnh mua hợp đồng tương lai tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán hợp đồng tương lai tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
    • Lệnh thị trường chỉ được nhập vào hệ thống giao dịch trong đợt khớp lệnh liên tục.
    • Lệnh thị trường sẽ bị hủy trên hệ thống giao dịch ngay sau khi nhập nếu không có lệnh đối ứng. Khi có lệnh đối ứng, lệnh thị trường được thực hiện theo quy định đối với từng loại lệnh thị trường tại điểm d khoản này.
    • Các loại lệnh thị trường:
      • Lệnh thị trường giới hạn (MTL) là lệnh thị trường nếu không được thực hiện toàn bộ thì phn còn lại của lệnh được chuyển thành lệnh LO với mức giá đặt lệnh là giá khớp lệnh gần nhất. Lệnh MTL được chuyển thành lệnh LO phải tuân thủ các quy định về sửa, hủy đối với lệnh LO.
      • Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy (MOK) là lệnh thị trường nếu không được thực hiện toàn bộ thì bị hủy trên hệ thống giao dịch ngay sau khi nhập.
      • Lệnh thị trường khớp và hủy (MAK) là lệnh thị trường có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phn, phn còn lại (nếu có) của lệnh sẽ bị hủy ngay sau khi khớp lệnh.
  • Lệnh giao dịch tại mức giá mở cửa (ATO)
    • Lệnh ATO là lệnh đặt mua hoặc đặt bán hợp đồng tương lai tại mức giá mở cửa.
    • Khối lượng của lệnh ATO bên mua (hoặc bên bán) được cộng vào khối lượng của bên mua (hoặc bên bán) tại mỗi mức giá để xác định khối lượng giao dịch tại mỗi mức giá trong khi so khớp lệnh định kỳ.
    • Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi phân bổ lệnh khớp.
    • Nếu trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa chỉ có lệnh ATO ở hai bên sổ lệnh thì giá khớp lệnh được xác định như sau:
      • Bằng giá tham chiếu nếu tổng khối lượng lệnh mua bằng tổng khối lượng lệnh bán.
      • Bằng giá tham chiếu cộng một (01) đơn vị yết giá nếu tổng khối lượng mua lớn hơn tổng khối lượng bán.
      • Bằng giá tham chiếu trừ một (01) đơn vị yết giá nếu tổng khối lượng mua nhỏ hơn tổng khối lượng bán.
    • Lệnh ATO chỉ được nhập vào hệ thống trong đợt khớp lệnh định kỳ mở cửa. Sau thời điểm khớp lệnh của phiên, lệnh không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không được thực hiện hết sẽ tự động bị hủy.
  • Lệnh giao dịch tại mức giá đóng cửa (ATC)
    • Lệnh ATC là lệnh đặt mua hoặc đặt bán hợp đồng tương lai tại mức giá đóng cửa.
    • Khối lượng của lệnh ATC bên mua (hoặc bên bán) được cộng vào khối lượng của bên mua (hoặc bên bán) tại mỗi mức giá để xác định khối lượng giao dịch tại mỗi mức giá trong khi so khớp lệnh định kỳ.
    • Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi phân bổ lệnh khớp.
    • Nếu trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa chỉ có lệnh ATC ở hai bên sổ lệnh thì giá khớp lệnh được xác định như sau:
      • Bằng giá giao dịch gần nhất nếu tổng khối lượng lệnh mua bằng tổng khối lượng lệnh bán.
      • Bằng giá giao dịch gần nhất cộng một (01) đơn vị yết giá nếu tổng khối lượng mua lớn hơn tổng khối lượng bán.
      • Bằng giá giao dịch gần nhất trừ một (01) đơn vị yết giá nếu tổng khối lượng mua nhỏ hơn tổng khối lượng bán.
  • Lệnh ATC chỉ được nhập vào hệ thống trong đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa. Sau thời điểm khớp lệnh, lệnh không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không được thực hiện hết sẽ tự động bị hủy.
  • Các loại lệnh giao dịch khác do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quy định cụ thể sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
11. Nội dung lệnh đặt của thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh gửi vào hệ thống giao dịch
Thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh gửi lệnh giao dịch chứng khoán phái sinh vào hệ thống giao dịch phải có tối thiểu các nội dung sau:
  • Số hiệu lệnh.
  • Mã thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh.
  • Mã giao dịch của hợp đồng tương lai.
  • Số tài khoản nhà đầu tư.
  • Lệnh: mua, bán, hủy, sửa.
  • Loại lệnh.
  • Khối lượng.
  • Giá đặt lệnh (trong trường hợp đặt lệnh giới hạn).
12. Sửa, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh
  • Việc sửa lệnh, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh chỉ có hiệu lực đối với lệnh chưa được thực hiện hoặc phn còn lại của lệnh chưa được thực hiện.
  • Lệnh giới hạn được phép sửa giá, khối lượng và hủy lệnh trong thời gian giao dịch. Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được xác định như sau:
  • Thứ tự ưu tiên của lệnh không đổi nếu chỉ sửa giảm khối lượng.
  • Thứ tự ưu tiên của lệnh được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch đối với các trường hợp sửa tăng khối lượng và/hoặc sửa giá.
  • Không được phép sửa, hủy lệnh trong toàn bộ phiên khớp lệnh định kỳ.
13. Nội dung xác nhận kết quả giao dịch khớp lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội xác nhận kết quả khớp lệnh với các nội dung sau:
  • Số hiệu lệnh.
  • Số hiệu xác nhận giao dịch.
  • Mã giao dịch của hợp đồng tương lai.
  • Mã thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh.
  • Số tài khoản nhà đầu tư.
  • Số lượng hợp đồng tương lai khớp lệnh giao dịch.
  • Giá khớp lệnh.
  • Thời gian giao dịch thực hiện.
14. Lệnh giao dịch thỏa thuận
Giao dịch thỏa thuận được thực hiện theo nguyên tắc có sự tham gia xác nhn của hai bên giao dịch về các nội dung giao dịch thỏa thuận sau đây:
  • Số hiệu lệnh.
  • Mã giao dịch của hợp đồng tương lai.
  • Mã thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh bên mua.
  • Mã thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh bên bán.
  • Giá giao dịch.
  • Khối lượng.
  • Tài khoản nhà đầu tư mua.
  • Tài khoản nhà đầu tư bán.
15. Sửa, hủy lệnh giao dịch thỏa thuận
  • Giao dịch thoả thuận đã được xác lập trên hệ thống giao dịch (có sự tham gia xác nhận của hai bên giao dịch) không được phép sửa hoặc hủy bỏ.
  • Trong thời gian giao dịch, trường hợp thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh nhập sai lệnh giao dịch thỏa thuận của nhà đầu tư, thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh được phép sửa, hủy lệnh giao dịch thỏa thuận khi lệnh chưa được bên đối tác xác nhận.
16. Xác định giá thanh toán cuối ngày và giá thanh toán cuối cùng
Giá thanh toán cuối ngày và giá thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai được Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam tính toán theo phương thức tại Quy chế nghiệp vụ của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam.
17. Phương thức thanh toán
  • Phương thức thanh toán được quy định tại Mu hợp đồng tương lai.
  • Trường hợp hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ sử dụng phương thức thanh toán chuyển giao tài sản cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Thông tư số 58/2021/TT-BTC, trong đó:
    • Tiêu chuẩn trái phiếu chuyển giao được Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam thống nhất với Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam và quy định tại Mu hợp đồng tương lai.
    • Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội có trách nhiệm công bố thông tin về danh sách trái phiếu có thể chuyển giao kèm theo hệ số chuyển đổi tương ứng của từng mã trái phiếu được tính theo công thức quy định tại điểm c, khoản 2 Điều này. Thời điểm công bố danh sách trái phiếu có thể chuyển giao là ba (03) ngày giao dịch trước ngày giao dịch đầu tiên của hợp đồng tương lai. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thực hiện chốt danh sách trái phiếu có thể chuyển giao đối với các mã hợp đồng tương lai có tháng đáo hạn gần nhất so với ngày hiện tại tối thiểu ba mươi (30) ngày trước ngày giao dịch cuối cùng. Danh sách trái phiếu có thể chuyển giao đối với từng mã giao dịch của hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ được cập nhật hàng ngày cho đến ngày chốt danh sách.
    • Hệ số chuyển đổi của các mã trái phiếu trong danh sách trái phiếu có thể chuyển giao không thay đổi trong suốt thời gian niêm yết hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ.
      • Trường hợp ngày thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai là ngày giao dịch hưởng quyền của trái phiếu chuyển giao, hệ số chuyển đổi được tính như sau:
  • Trường hợp ngày thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai là ngày giao dịch không hưởng quyền của trái phiếu chuyển giao, hệ số chuyển đi được tính như sau:
                                        Trong đó :
  • CF là hệ số chuyển đổi cho trái phiếu chuyển giao.
  • Lc là lãi suất danh nghĩa (%/năm) của trái phiếu chuyển giao.
  • r là lãi suất danh nghĩa (%/năm) của trái phiếu giả định.
  • k là số lần trả lãi trong mỗi năm của trái phiếu chuyển giao.
  • n là số kỳ trả lãi còn lại từ sau ngày trả lãi kế tiếp ngày thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai cho đến khi trái phiếu đáo hạn.
  • E là số ngày thực tế của kỳ trả lãi có chứa ngày thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai.
  • Dn là số ngày thực tế từ ngày thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai đến ngày trả lãi kế tiếp.
  • Trường hợp hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4, khoản 5 Điều 4 Thông tư số 58/2021/TT-BTC.
  • Việc thay đổi phương thức thanh toán thực hiện theo khoản 2 Điều 5 Quy chế niêm yết và giao dịch HĐTL theo Quyết định Số 20/QĐ-HĐTL của SGDCK Việt Nam.
18. Tạm ngừng, khôi phục giao dịch chứng khoán phái sinh
  • Việc tạm ngừng giao dịch chứng khoán phái sinh thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quyết định tạm ngừng giao dịch sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận và thông báo cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thực hiện. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội công bố thông tin về việc tạm ngừng giao dịch chứng khoán phái sinh.
  • Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quyết định khôi phục giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi y ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận và thông báo cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội công bố thông tin về việc khôi phục giao dịch.
19. Giao dịch hợp đồng tương lai của nhà đầu tư
  • Nhà đầu tư thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP; Điều 5, Điều 6 Thông tư số 58/2021/TT-BTC và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai theo quy định tại Thông tư số 51/2021/TT-BTC ngày 30/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
20. Hoạt động tạo lập thị trường
  • Hoạt động tạo lập thị trường thực hiện theo hướng dẫn của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
21. Các biện pháp ổn định thị trường
  • Các biện pháp ổn định thị trường được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP.
22. Ngày giao dịch cuối cùng
  • Ngày giao dịch cuối cùng được quy định tại Mu hợp đồng tương lai.
  • Việc thay đổi ngày giao dịch cuối cùng thực hiện theo khoản 2 Điều 5 Quy chế niêm yết và giao dịch HĐTL theo Quyết định Số 20/QĐ-HĐTL của SGDCK Việt Nam..
23. Sửa lỗi sau giao dịch
  • Việc sửa lỗi sau giao dịch thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 58/2021/TT-BTC.
24. Xử lý vi phạm
  • Các vi phạm đối với Quy chế niêm yết và giao dịch HĐTL theo Quyết định Số 20/QĐ-HĐTL của SGDCK Việt Nam của thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh, thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh bị xử lý theo quy định tại Quy chế thành viên do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành.
  • Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để xử lý theo quy định đối với các vi phạm quy định pháp luật của nhà đầu tư và các đối tượng khác có liên quan.
Hướng dẫn giao dịch tiền
Để giao dịch chứng khoán phái sinh, khách hàng cần thực hiện:
- Nôp tiền vào tài khoản Giao dịch Phái sinh;
- Nộp tiền vào tài khoản Ký quỹ tại CCP.
1. Hướng dẫn nộp tiền vào tài khoản GDCKPS:
Thực hiện chuyển tiền từ tài khoản chứng khoán cơ sở sang TKGDPS bằng ba cách:
  • Thực hiện tại quầy giao dịch của KBSV tại các chi nhánh:
    • Khách hàng viết giấy : "Yêu cầu chuyển tiền” từ tài khoản chứng khoán cơ sở sang TKGDPS;
  • Thực hiện gọi điện đến KBSV yêu cầu chuyển tiền từ TKCK cơ sở sang TKGDPS;
  • Thực hiện trên Online qua kênh webtrading, mobile app…
    • Khách hàng đăng nhập vào hệ thống giao dịch trực tuyến CKPS của KBSV. Thực hiện theo các thao tác sau:
    • Khách hàng vào tab “Tiện ích” chọn “Nộp tiền vào TKGDPS”
    • Sau khi điền đầy đủ thông tin chọn “Chấp nhận”. Giao dịch thành công.


2. Hướng dẫn chuyển tiền từ tài khoản giao dịch phái sinh lên ký quỹ CCP
 Khách hàng có th thực hiện bằng ba cách:

2.1 Thực hiện tại quầy giao dịch của KBSV tại các chi nhánh:
  • Khách hàng viết giấy Yêu cầu chuyển tiền” từ TKGDPS sang TKKQ CCP
2.2 Thực hiện gọi điện thoại đến KBSV yêu cầu chuyển tiền từ TKGDPS sang TKKQ CCP.
 
2.3 Thực hiện trên online qua kênh webtrading, mobile app…
  • Khách hàng vào tab “Tiện ích” chọn “Nộp tiền vào TKKQ CCP”

  • Sau khi điền đầy đủ thông tin chọn “Chấp nhận”;
  • Hệ thống gửi OTP về số điện thoại khách hàng đã đăng ký;
  • Khách hàng nhập mã xác thực đúng, giao dịch thành công.
3. Hướng dẫn khách hàng rút, chuyển tiền từ TKCKPS
Khách hàng thực hiện chuyển theo thứ tự từ TKKQ CCP -> TKGDPS -> TKCK cơ sở.

3.1. Thực hiện chuyển từ TKKQ CCP về TKGDPS : Khách hàng có thể thực hiện bằng ba cách:
  • Thực hiện tại quầy giao dịch của KBSV tại các chi nhánh: Khách hàng viết “Giấy yêu cầu chuyển tiền” để thực hiện yêu cầu chuyển tiền từ TKKQ CCP sang TKGDPS;
  • Thực hiện gọi điện thoại đến KBSV yêu cầu chuyển tiền từ TKKQ CCP về TKGDPS;
  • Thực hiện trên online qua kênh webtrading, mobile app…
Khách hàng đăng nhập hệ thống giao dịch trực tuyến CKPS của KBSV. Thực hiện chuyển tiền theo các bước sau:
  • Khách hàng vào tab “Tiện ích” chọn “rút tiền từ TKKQ CCP”;

  • Điền đầy đủ thông tin trên màn hình hiển thị chọn “Chấp nhận”. Hệ thống sẽ gửi OTP để khách hàng xác thực.

  • Nhập mã xác thực đúng, giao dịch thành công.
Lưu ý: Khi thực hiện rút tiền từ TKKQ CCP về TKGDPS, khách hàng cần thực hiện rút hết toàn bộ số tiền có trong tài khoản (để lại số dư = 0) hoặc để lại số dư tối thiểu là 3000.000đ
3.2. Thực hiện chuyển từ TKGDPS về tài khoản chứng khoán cơ sở (mặc định là SA): Khách hàng có thể thực hiện bằng ba cách:
  •  Thực hiện tại quầy giao dịch của KBSV tại các chi nhánh: Khách hàng viết “Giấy yêu cầu chuyển tiền” đề thực hiện yêu cầu chuyển tiền từ tài TKGDPS về TKCK cơ sở (SA);
  • Thực hiện gọi điện thoại đến KBSV yêu cầu chuyển tiền từ TKGDPS về TK chứng khoán cơ sở;
  • Thực hiện trên online qua kênh webtrading, mobile app…
    • Khách hàng chọn “Rút tiền từ TKGDPS” 
    • Thực hiện điền thông tin yêu cầu -> “chấp nhận”. Giao dịch hoàn thành.


Quý Khách hàng thực hiện chuyển tiền ra tài khoản ngân hàng từ TKCK cơ sở (SA) theo hướng dẫn tại đây.
 

Biểu phí giao dịch chứng khoán phái sinh
Để xem biểu phí chi tiết, Quý khách hàng vui lòng download file: Biểu phí giao dịch phái sinh tại đây.
Phí dịch vụ giao dịch tại KBSV 
Loại dịch vụ Mức Phí
HĐTL chỉ số VN30 4,000 đồng/hợp đồng/giao dịch
Phí đáo hạn hợp đồng 4,000 đồng/hợp đồng

Phí dịch vụ giao dịch trả HNX, VSD & Ngân hàng thanh toán
Loại dịch vụ Mức Phí
HĐTL chỉ số VN30 2,700 đồng/hợp đồng/giao dịch
HĐTL Trái phiếu Chính phủ 4,500 đồng/hợp đồng/giao dịch
Quản lý vị thế qua đêm 2,550 đồng/hợp đồng/tài khoản/ngày
Quản lý tài sản ký quỹ 0.0024% Giá trị lũy kế số dư tài sản ký quỹ (Tiền + Giá trị chứng khoán tính theo mệnh giá)/tài khoản/tháng
• Tối thiểu: 100,000 đồng/tháng
• Tối đa: 1,600,000 đồng/ tháng
Nộp/ rút tiền ký quỹ trả Ngân hàng thanh toán Vietinbank  5,500 đồng/giao dịch (Đã bao gồm VAT)

Biểu phí trên áp dụng từ ngày 01/10/2022 và có thể thay đổi theo từng thời kỳ. Quý khách vui lòng liên hệ bộ phận Dịch vụ khách hàng hoặc Môi giới phụ trách để biết thêm thông tin chi tiết.


Kênh giao dịch
1. Giao dịch trực tuyến qua KB-TradeDS
Giao dịch phái sinh: Quý khách vui lòng truy cập : http://derivative.kbsec.com.vn/
Tải hướng dẫn sử dụng KB – TradeDS tại đây 
2. Ứng dụng giao dịch qua ứng dụng KB-MobileDS
Để tải ứng dụng giao dịch phái sinh KB – MobileDS, Quý Khách vui lòng truy cập:
Dành cho Android: truy cập tại đây
Dành cho iOS: truy cập tại đây
 
Tải hướng dẫn sử dụng ứng dụng KB – MobileDS tại đây
3. Giao dịch qua KB – Call
Khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài KB-Call: (+84) 24 7303 5333 hoặc (+84) 28 7303 5333 và thực hiện theo hướng dẫn.
4. Giao dịch tại các điểm giao dịch của KBSV
Khách hàng vui lòng đến các điểm giao dịch của KBSV để thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh.
Sở Giao dịch: tầng 16 và 17, Tháp 02 tòa nhà Capital Place, 29 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Chi nhánh Hà Nội: tầng 1, Tòa nhà Văn phòng, 5 Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội 
Chi nhánh Hồ Chí Minh: tầng 2, Tòa nhà TNR, 180-192 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Hồ Chí Minh
Chi nhánh Sài Gòn:  tầng 1, Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1, Hồ Chí Minh